$530
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trưc tiếp bóng đá. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trưc tiếp bóng đá.Trên website và trang Facebook chính thức, cả Hội đồng Anh và IDP Việt Nam cho biết từ sau ngày 29.3, tất cả các kỳ thi IELTS ở Việt Nam sẽ được tổ chức dưới hình thức thi trên máy tính. Đồng nghĩa, hai đơn vị sẽ dừng thi IELTS trên giấy. "Hai hình thức thi IELTS trên giấy và trên máy tính đều có sự tương đồng về định dạng bài thi, câu hỏi và cách thức chấm điểm", Hội đồng Anh và IDP nhấn mạnh.Thông tin đến Thanh Niên, đại diện Hội đồng Anh, IDP tại Việt Nam cho biết với những trường hợp đăng ký thi giấy sau ngày 29.3, trung tâm khảo thí sẽ liên hệ tới thí sinh để thông báo các phương án thay thế, gồm chuyển đổi miễn phí sang hình thức thi IELTS trên máy tính; chuyển đổi miễn phí sang một ngày thi IELTS trên giấy trước hoặc trong ngày 29.3; hoặc nhận hoàn trả toàn bộ lệ phí thi.Cũng theo thông cáo từ Hội đồng Anh và IDP tại Việt Nam, việc dừng tổ chức thi IELTS trên giấy nhằm mục đích mang lại trải nghiệm thi nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi hơn cho thí sinh trong khi vẫn duy trì chất lượng, độ tin cậy toàn cầu của kỳ thi IELTS. Hai đơn vị này cho biết thêm khi thi IELTS trên máy tính, thí sinh có thể nhận kết quả trong khoảng 2 ngày cùng nhiều tiện ích khác.Trên trang chủ, Hội đồng Anh và IDP cho biết thêm sau 29.3, chỉ có hai trường hợp thí sinh có thể tiếp tục thi IELTS trên giấy. Thứ nhất là thí sinh cần hỗ trợ đặc biệt. Và thứ hai là kỳ thi IELTS trên giấy có thể được tổ chức trong một số trường hợp hạn chế ở các tổ chức giáo dục, các trường ĐH, các trường học bao gồm trường liên cấp, học viện và trung tâm đào tạo tiếng Anh trực thuộc các đơn vị này.Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, các đơn vị đồng tổ chức thi IELTS ở Malaysia và Thái Lan cũng đã dừng thi IELTS trên giấy ở quy mô toàn quốc hoặc chỉ với một số đối tượng nhất định từ tháng 3.2024. Trả lời Thanh Niên thời điểm đó, người đại diện phát ngôn của IDP IELTS cho biết những thay đổi trên được thực hiện để nâng cao, đảm bảo hiệu quả hoạt động và quản lý bài thi "phù hợp với hoàn cảnh ở các quốc gia này".Trước đó, từ đầu tháng 8.2023, các đơn vị đồng tổ chức thi IELTS tại một quốc gia châu Á khác là Iran cũng tạm dừng thi trên giấy, chỉ cho phép đăng ký thi trên máy tính. Một số thí sinh được thông báo rằng quyết định đình chỉ thi này xuất phát từ lo ngại xảy ra gian lận tại các trung tâm khảo thí. Truyền thông quốc tế mới đây cũng đưa tin về nghi vấn nhiều trường hợp đề IELTS bị rò rỉ trước khi thi, sẵn luôn cả đáp án tại Pakistan."Việc hủy thi IELTS trên giấy là một động thái tất yếu và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thí sinh. Điểm bất lợi duy nhất là các bạn sẽ mất thêm thời gian để làm quen với hình thức thi trên máy tính. Và theo tôi, Việt Nam sẽ sớm nối tiếp xu hướng này, có thể vào khoảng cuối năm 2024 hoặc trong năm 2025", thầy Đinh Quang Tùng, Giám đốc học thuật YSchool, từng dự đoán.Theo thầy Tùng, lợi ích của việc thi trên máy tính là loại bỏ vấn nạn mua đề thi IELTS "thật" trước ngày thi, bởi mỗi thí sinh sẽ được "đổ xúc xắc" ngẫu nhiên một đề, không ai giống ai và không thể nào học thuộc. Việc thi trên máy tính còn giảm thiểu sử dụng giấy và cho kết quả sớm hơn, thời gian thi cũng linh hoạt hơn so với thi trên giấy, thầy Tùng nói thêm.IELTS (International English Language Testing System) là hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế được công nhận rộng rãi bởi hàng ngàn trường ĐH, chính phủ và doanh nghiệp trên toàn cầu. Kỳ thi ra đời từ năm 1989, hiện được đồng sở hữu bởi IDP, Hội đồng Anh và Hội đồng Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Cambridge (Anh). Theo thống kê từ các đơn vị tổ chức thi, hằng năm có trên 2 triệu thí sinh dự thi IELTS trên toàn cầu.Hiện, IELTS được hơn 100 cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam chấp nhận chuyển đổi kết quả thi sang điểm môn tiếng Anh để tuyển sinh. Bộ GD-ĐT cũng cho phép thí sinh đạt từ 4.0 IELTS trở lên được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ. Trong năm 2022 cả IDP và Hội đồng Anh tại Việt Nam đã cấp được 124.567 chứng chỉ IELTS. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trưc tiếp bóng đá. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trưc tiếp bóng đá.Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam. ️
Không lâu sau khi trình làng tại Vietnam Motor Show 2022 diễn ra hồi cuối tháng 10, Subaru Forester 2023 mới đây cũng được hãng xe Nhật Bản chính thức tung ra thị trường Thái Lan và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. ️
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay. ️